1. Dấu hiệu nhận biết của nước cứng
– Đốm trắng trên các tấm gương, kính khi khô
– Xà bông cặn bã, giảm lượng bọt từ thanh xà phòng hoặc dầu gội đầu của bạn
– Lớp màu trắng bên trong ấm đun nước của bạn
– Có váng xuất hiện khi pha cafe hoặc trà
2. Tác hại của nước cứng
Nước cứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của cuộc sống.
– Dùng nước cứng pha trà, pha cà phê, nấu thức ăn… thì thức ăn khó mềm, mất hết hương vị, tinh chất trà, cà phê không tan trong nước…
– Nước cứng gây nên hiện tượng ố vàng sàn nhà, thiết bị vệ sinh, bồn tắm, gương kính, làm bình nóng lạnh lâu nóng, tốn điện…
– Nước cứng làm da tóc khô, hay mẩn ngứa
– Nước cứng khó đông đặc, nên nước cứng cũng không thể dùng làm đá.
– Trong các nồi áp suất của tua bin hơi nước nếu ta dùng nước cứng thì ở nhiệt độ cao Ca(HCO3)2 sẽ bị nhiệt phân tạo ra chất rắn CaCO3, tạo thành một lớp cách nhiệt dưới đáy nồi làm cho nồi dẫn nhiệt kém. Mặt khác nó còn bịt kín các lỗ van an toàn, nên khi ta nấu quá hơi nước không thoát ra ngoài được làm áp suất trong nồi tăng lên gây hiện tượng nổ sẽ rất nguy hiểm.
– Làm mất tác dụng tẩy rửa của xà phòng do tạo muối không tan canxi stearat, làm mau mục vải nhanh hư áo quần.
– Ở con người, chúng là nguyên nhân gây ra sỏi thận và một trong các nguyên nhân gây tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của động mạch.
3. Thí nghiệm chứng minh tác hại của nước cứng
Nước có độ cứng cao xuất hiện tại hơn 60% các khu vực nội thành Hà Nội, cao nhất phải kể đến các khu vực như Hà Đông, Hoàng Mai và Long Biên. Ngay cả các chung cư cao cấp, biệt thự, liền kề cũng xảy ra tình trạng này làm hư hỏng các thiết bị vệ sinh cao cấp mà nhiều gia đình đang đau đầu tìm cách xử lý.
Phòng Chuyên gia nước của chúng tôi đã tiến hành một thí nghiệm để minh chứng tác hại của nước cứng trong việc tiêu tốn xà phòng và các chất tẩy rửa.
Thí nghiệm bao gồm 2 mẫu nước:
– Mẫu nước thông thường được lấy tại khu vực Thanh Xuân
– Mẫu nước với độ cứng 200mg/l được lấy tại khu vực Long Biên
Chúng ta lấy cùng một lưu lượng nước (500ml), 5g bột giặt và 2 chiếc khăn mới, sau đó tiến hành thí nghiệm
Sau đó cho khăn vào 2 chậu nước tương ứng, vò nhẹ để hòa tan xà phòng
Kết quả thu được:
– Với mẫu nước thông thường: bọt nhiều hơn, giặt sạch nhanh hơn
– Với mẫu nước cứng 200mg/l: cùng 1 lượng nước và xà phòng nhưng ít bọt hơn, thời gian để giặt sạch lâu hơn